10+ Thuốc Trị Viêm Da Tiết Bã Hiệu Quả Nhất Hiện Nay 2024

Hiện nay, do yếu tố môi trường cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh, cộng với áp lực, căng thẳng đã khiến nhiều bệnh lý về da khởi phát, trong đó có bệnh . Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu mà còn mất đi sự tự tin với người đối diện, đặc biệt khi viêm da tiết bã xuất hiện ở vùng mặt.

Lúc này, việc sử dụng thuốc được xem là phương pháp hữu hiệu dành cho người bệnh. Thuốc có thể được dùng ở dạng thuốc bôi, thuốc uống, thậm chí là sử dụng bài thuốc Đông y tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như nhu cầu của mỗi người. Ngay sau đây sẽ là những thuốc trị viêm da tiết bã nhờn thường được sử dụng để khắc phục chứng bệnh ngoài da này.

Giảm ngứa nhanh với thuốc điều trị viêm da tiết bã dạng bôi

Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc bôi là phương pháp phổ biến mà sau khi thăm khám hầu hết các bác sĩ đều kê đơn. Thuốc bôi có công dụng giảm ngứa, giảm sưng viêm, dưỡng ẩm cho da giảm bong tróc...

Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo như:

Thuốc bôi chứa corticoid trị viêm da tiết bã

Theo bác sĩ chuyên khoa, nếu như các tổn thương của viêm da tiết bã xuất hiện ở vùng mặt, tai, ngực thì có thể sử dụng corticoid bôi tại chỗ có chứa các dẫn xuất như Fluocinolon, Desonid và Betamethason.

Các thuốc chứa thành phần corticoid thường có tác dụng nhanh trong việc giảm ngứa, khó chịu cho người bệnh tuy nhiên khi dùng chỉ được dùng nồng độ thấp. Tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc như mòn da, mòn da, giãn mạch...

Thuốc trị viêm da tiết bã Hydrocortisone 1%

Kem bôi Hydrocortisone 1% là một loại steroid chống viêm dùng ngoài da, với công dụng chính là giảm phần mạch máu của phản ứng viêm, giúp hình thành chất lỏng chống viêm cũng như dịch tiết tế bào.

Khi sử dụng chỉ nên bôi kem ở những vùng da bị tổn thương, không nên bôi lên vùng da khác. Chú ý không dùng thuốc trị viêm da dầu này cho những người quá mẫn với thành phần thuốc, không thoa lên mặt/ da bị lở loét, nhiễm trùng, không dùng để trị mụn trứng cá...

Thuốc giảm tiết bã nhờn Ketoconazole

Đây là một loại thuốc chống nấm với hoạt phổ rộng, có công dụng là kiềm nấm, diệt nấm, kháng khuẩn, kháng viêm giúp điều trị các triệu chứng bệnh viêm da dầu có dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ.

Ngoài ra, thuốc Ketoconazole còn có thể giúp người bệnh cải thiện hiện tượng da khô, tróc vảy hoặc một số bệnh lý ngoài da khác như hắc lào, nước ăn chân...

Thuốc bôi ức chế calcineurin giảm viêm da dầu

Một trong những thuốc trị viêm da tiết bã quen thuộc và an toàn cho người bệnh đó là thuốc bôi ức chế calcineurin. Các thuốc sử dụng phổ biến trong trị viêm da dầu như Pimecrolimus, Tacrolimus có công dụng giảm ngứa, chống viêm nhưng không gây teo da hay giảm đề kháng như thuốc corticoid.

Bởi vậy mà thuốc rất phổ biến trong trường hợp mắc viêm da tiết bã nhờn ở khu vực da mặt và tai.

Thuốc trị viêm da tiết bã Ciclopirox Cream

Ciclopirox Cream thích hợp với những trường hợp bệnh ngoài da do nấm gây ra. Công dụng của thuốc là giúp kháng nấm, đồng thời kìm hãm sự phát triển của nấm. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và thông thường Ciclopirox Cream được dùng trong 4 tuần.

Kem bôi viêm da dầu Fucidin

Với công dụng tương tự như một thuốc kháng sinh, kem bôi Fucidin giúp người bệnh giảm tình trạng nhiễm trùng da, hạn chế ngứa da cùng một số triệu chứng ngoài da khó chịu khác. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng điều trị triệu chứng nhiễm trùng do virus và nấm gây ra.

Theo đó, loại thuốc này rất phù hợp trong điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, chàm da, nhiễm trùng da...

Kem dưỡng ẩm hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã

Nếu bị viêm da dầu ở mặt thì bạn có thể được kê các loại kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da tránh tình trạng khô da, khắc phục hiện tượng bong vảy. Các loại kem dưỡng ẩm tốt có thể kể đến như: Panthenol, Glycerin và Zinc.

: Phần lớn các loại thuốc bôi hiện có mặt ở các hiệu thuốc trên cả nước nên người bệnh có thể mua dễ dàng. Tuy nhiên, để đảm bảo dùng đúng thuốc, đúng bệnh bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bị viêm da tiết bã nhờn uống thuốc gì tốt?

Bên cạnh thuốc bôi thì thuốc uống cũng là sự lựa chọn dành cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc uống được chỉ định khi các tổn thương da lớn, xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau nhức, nóng rát.

Lúc này, thuốc uống và thuốc bôi sẽ được kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Các thuốc trị viêm da tiết bã dạng uống thường được chỉ định như:

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp viêm da dầu mức độ nặng nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm da. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nhiễm trùng, chủng vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp.

Hiện nay có 4 loại kháng sinh được dùng trong điều trị viêm da tiết bã nhờn đó là: Nhóm Cephalosporin (gồm các thuốc như Cefotaxim, Cephazolin...); nhóm Penicillin (gồm các thuốc Penicillin V, Amoxicillin...); nhóm Macrolid ((chẳng hạn như Erythromycin...); nhóm Lincosamid (điển hình là thuốc Clindamycin).

Trị viêm da tiết bã bằng thuốc kháng histamin H1

Thuốc này được sử dụng cho những trường hợp viêm da tiết bã có triệu chứng ngứa nhiều, khó chịu, viêm kích hoạt trên diện rộng, có dấu hiệu lan nhanh sang vùng da khác. Công dụng của thuốc kháng histamin H1 là giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh, khoanh vùng để ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Một số loại thuốc được sử dụng trị viêm da tiết bã gồm: Loratadin, Clorpheniramine, Fexofenadin, Cetirizin hydroclorid... Thuốc kháng histamin H1 được đánh giá là an toàn với người bệnh, nhưng khi dùng có thể bị buồn ngủ hoặc giảm tập trung.

Thuốc uống chống viêm

Nếu các tổn thương trên da của người bệnh viêm da tiết bã có dấu hiệu sưng và phù nề bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống viêm dạng uống. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh thuốc chống viêm có steroid hoặc không steroid tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi người. Cụ thể các loại thuốc chống viêm được sử dụng phổ biến như:

  • : Các loại thuốc được dùng phổ biến như Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Meloxicam.
  • : Khả năng chống viêm cũng như chống dị ứng của nhóm thuốc này rất mạnh, đồng thời dễ gây ra những vấn đề không mong muốn nên thường được dùng trong trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu phù nề và sưng viêm quá nặng.

Thuốc giảm đau trị viêm da tiết bã

Các loại thuốc giảm đau sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng bong tróc, phù nề, đau rát, đặc biệt là tình trạng đau nhức cơ thể, thân nhiệt tăng do nhiễm trùng kích hoạt. Thuốc được dùng phổ biến trong viêm da tiết bã là Paracetamol với khả năng hạ sốt nhanh, giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa.

Khi sử dụng thuốc giảm đau bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, không dùng đồng thời với các thuốc có thể gây độc lên thận và gan.

Uống vitamin A hỗ trợ giảm bong tróc, tăng tiết dầu thừa

Một trong những giải pháp mà bạn không nên bỏ qua khi điều trị viêm da dầu đó chính là bổ sung vitamin A. Vitamin A có thể giúp người bệnh giảm tình trạng bong tróc, giảm tăng tiết dầu thừa ở trên da.

Bên cạnh đó, vitamin A còn có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn, ngăn bội nhiễm, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Khắc phục viêm viêm da tiết bã an toàn, hiệu quả bằng Đông y

Khác với Tây y, Đông y chú trọng vào giải quyết căn nguyên gây bệnh, song song với đó là cải thiện triệu chứng bệnh. Bởi viêm da theo Đông y có nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố nội tà bên trong cơ thể.

Để điều trị viêm da tiết bã bằng Đông y người bệnh có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc ngâm rửa để nâng cao hiệu quả. Một số bài thuốc trị viêm da dầu bằng Đông y mà bạn có thể tham khảo như:

  • Vị thuốc gồm: 30g kim ngân hoa; kinh giới, rau má, lá khế mỗi vị 15g; sài đất 30g.
  • Cách chế dùng: Rửa sạch tất cả các thảo dược rồi đem đun sôi. Để nước nguội rồi lấy bông gòn thấm và bôi lên vùng da viêm da dầu.
  • Vị thuốc gồm: Ké đầu ngựa, cam thảo đất, kim ngân hoa, cỏ mần trầu, bồ công anh, kinh giới, thổ phục linh, mỗi vị 20g.
  • Cách chế dùng: Rửa sạch các vị thuốc sau đó sắc cùng 300ml nước. Khi nước sôi bạn tắt bếp và chắt lấy nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Vị thuốc gồm: Trầu không, ô liên rô, đạm trúc diệp, cây sơn.
  • Cách chế dùng: Rửa sạch các vị thuốc, đun sôi với lượng nước vừa đủ, sau đó để nguội rồi thoa lên vùng da bị viêm da dầu giúp diệt khuẩn, giảm viêm, sát trùng...
  • Vị thuốc gồm: Kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh, kinh giới, khổ sâm, hoàng cầm, hạ khô thảo, sinh địa, mỗi vị 12 gam.
  • Cách chế dùng: Sắc tất cả các vị thuốc này, mỗi ngày uống 1 thang giúp thanh nhiệt thải độc, điều hòa khí nguyên, kháng viêm, tăng cường miễn dịch.

Thuốc Đông y điều trị viêm da tiết bã với thành phần thuốc toàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, nên đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Đặc biệt, thuốc tác động từ bên trong, kiểm soát triệu chứng bên ngoài nên hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh.

Tuy nhiên, thuốc Đông y cũng có điểm hạn chế của mình như hiệu quả tương đối chậm, phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Do đó khi dùng yêu cầu người bệnh phải kiên trì, không được nóng vội.

Những lưu ý khi điều trị viêm da tiết bã

Trong thời gian điều trị viêm da tiết bã người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây để có được hiệu quả điều trị tốt nhất:

  • Cho dù là thuốc uống hoặc thuốc bôi thì người bệnh đều cần phải tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng, bởi dùng không đúng thuốc và sai cách sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi dùng thuốc, đặc biệt là thuốc trị viêm da tiết bã dạng uống bạn cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc. Khi có những triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
  • Với các loại thuốc Đông y, người bệnh cũng cần phải thăm khám, không dùng đơn thuốc của người khác áp dụng cho mình.
  • Song song với việc dùng thuốc người bệnh nên giữ vệ sinh vùng thân thể, đặc biệt vùng da bị viêm sạch sẽ. Hãy uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya...
  • Sau liệu trình dùng thuốc hãy đi tái khám để bác sĩ theo dõi tiến trình điều trị tốt hơn.
Next Post Previous Post